Các cách để nhận biết bệnh giang mai

Sau thời gian ủ bệnh từ 9 -10 ngày hoặc thậm chí là 3 tháng (tùy theo thể trạng và sức đề kháng của người bệnh) bắt đầu bước vào giai đoạn 1 với những biểu hiện như sau:

– Xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai là những vết loét có hình tròn hoặc bầu dục với bán kình từ 1 – 2 cm. Các vết săng giang mai có đặc điểm nông, lõm ở giữa, bờ nhẵn, mượt, sờ vào cứng như sụn, không đau, không ngứa và không có mủ.

– Săng giang mai xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ như: quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, bìu ở nam giới; âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé ở nữ giới; Ngoài ra, săng giang mai còn có thể xuất hiện ở những vùng da gần bộ phận sinh dục, xuất hiện ở hậu môn hoặc miệng, hầu họng, lưỡi (nếu quan hệ tình dục với người mắc giang mai qua đường miệng và đường hậu môn). Săng giang mai cũng xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, da đùi, da mặt, tai, mắt… bất kể vùng da nào tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai đều có thể xuất hiện săng giang mai.

– Săng giang mai sẽ tự biết mất sau 6 – 8 tuần xuất hiện mà không cần điều trị. Khiến nhiều người nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, nhưng thức chất đó là lúc xoắn khuẩn giang mai lặn vào trong, ăn vào máu và chuyển sang một giai đoạn khác nặng hơn.

– Ngoài ra, biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ trong giai đoạn đầu, người bệnh còn nổi các hạch bạch huyết ở hai bên vùng bẹn, các hạch bạch huyết thường cứng và không đau.

Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn

Các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm cho biết, bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm. Do đó, nhận biết được các dấu hiệu của bệnh giang mai trong giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh và được điều trị bệnh kịp thời.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *