Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh giang mai

Mặc dù được coi là loại xoắn khuẩn yếu, tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai được được biết đến là loại xoắn khuẩn có sức sống dai dẳng. Khi đi ra bên ngoài môi trường cơ thể có thể tồn tại được trong một thời gian nhất định.

không an toàn

Thông qua các vết xước rất nhỏ tại niêm mạc của bộ phận sinh dục mà khi quan hệ người bệnh ít khi cảm nhận được, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và lây nhiễm.

Quan hệ tình dục không an toàn với quá nhiều bạn tình, hoặc với những người có đời sống tình dục không lành mạnh, là con đường ngắn nhất gây bệnh giang mai.

Vì vậy, chủ động xây dựng đời sống tình dục lành mạnh là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn phòng tránh bệnh giang mai. Ngoài ra, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ hoặc sử dụng bao cao su, cũng là một trong những giải pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.

Qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai không chỉ ký sinh riêng biệt tại bộ phận sinh dục, mà còn xâm nhập vào máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau.

Đồng thời, thông qua con đường truyền máu hoặc sử dụng bơm kim tiêm với người mắc bệnh giang mai, có thể dẫn tới tình trạng lây nhiễm bệnh. Đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai ở giai đoạn đầu thường rất khó bị phát hiện, nên nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai thông qua con đường máu rất cao.

Sử dụng chung vật dụng cá nhân

Mặc dù được coi là loại xoắn khuẩn yếu, tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai được được biết đến là loại xoắn khuẩn có sức sống dai dẳng. Khi đi ra bên ngoài môi trường cơ thể có thể tồn tại được trong một thời gian nhất định.

Việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm,… cùng là nguyên nhân bị bệnh giang mai. Vậy nên nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh giang mai hoặc bạn đang chung sống với người bị bệnh giang mai, bạn nên chủ động bảo vệ bản thân và cách ly phù hợp để tránh lây nhiễm bệnh.

Thông qua vết thương hở

Các vết thương hở của những bệnh nhân bị bệnh giang mai có thể chứa nhiều xoắn khuẩn và là nguồn gây bệnh cho những người khác.
Nếu bạn có tiếp xúc với những vết thương hở của người bị giang mai và chạm vào những vết xước hoặc tổn thương trong cơ thể, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị lây nhiễm săng giang mai.

Lây từ mẹ sang con

Thông thường ở giai đoạn muộn, bệnh giang mai ít có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, những bà bầu mắc bệnh giang mai dù ở giai đoạn nào đều có thể lây nhiễm sang cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai, từ đó hình thành bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nữ giới mắc bệnh giang mai thì không nên mang thai. Nếu chót lỡ mang thai, các chị em nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và tiến hành các giải pháp phòng tránh phơi nhiễm bệnh cho thai nhi. Đặc biệt, các giải pháp phòng tránh phơi nhiễm giang mai cho thai nhi nên được tiến hành càng sớm càng tốt và không được quá tháng thứ 4 của thai kỳ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *